Thuốc gây mê là gì? Thành phần trong thuốc gây mê?
Thuốc mê là một loại thuốc sau khi được đưa vào cơ thể sẽ gây ức chế lên hệ thần kinh, khiến người dùng mất đi ý thức tạm thời. Nhờ công dụng này nên thuốc mê được sử dụng phổ biến để gây mê, gây tê khi phẫu thuật, hỗ trợ an thần. Khi dùng thuốc người bệnh sẽ không còn cảm giác đau đớn, quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Mỗi loại thuốc mê sẽ có thành phần khác nhau, tùy vào cách bào chế của nhà sản xuất. Trong đó, để người dùng dễ phân biệt và nắm rõ thông tin về thuốc thì người ta sẽ chia thuốc gây mê thành 2 loại là: thuốc mê đường hô hấp và thuốc mê đường tiêm tĩnh mạch
1. Thuốc mê đường hô hấp
Thuốc mê đường hô hấp là một loại thuốc được bào chế để đưa vào cơ thể người bệnh bằng đường hô hấp. Thuốc có công thức hóa học chung là (C4H3F7O). Thuốc mê đường hô hấp sẽ gây tác dụng chủ yếu tại tủy sống và hệ thần kinh trung ương.
Thuốc gây mê hô hấp được chia thành 2 loại với các thành phần chính, đặc trưng như sau:
- Thuốc dễ bay hơi:
Một số thuốc được sử dụng như: Sevoflurane có thành phần chính là Sevofluran, Isoflurane có thành phần chính là Aerrane, Desfluran có thành phần chính là Suprane,… Các loại thuốc mê này có đặc điểm chung đều là những ether không dễ cháy, được bào chế dạng lỏng, dễ bay hơi. Thuốc được đưa vào cơ thể người bằng cách sử dụng chai xịt hoặc thiết bị gây mê chuyên dụng.
Thuốc mê Halothane có thành phần chính là Halothan, đây là chất Halogen hóa của Hydrocarbon. Thuốc cũng có tính chất dạng lỏng, không màu, không mùi, không dễ cháy nhưng dễ bay hơi.
- Thuốc mê thể khí:
Đây là loại thuốc mê có thành phần là Nitơ oxit, công thức hóa học là N2O. Thành phần này còn được biết đến với tên gọi khác là khí cười. Thuốc mê thể khí có dạng khí, không màu, không mùi, vị ngọt, dễ bay hơi, dễ cháy.
2. Thuốc mê đường tiêm tĩnh mạch
Thuốc gây mê đường tiêm tĩnh mạch có công thức hóa học chung là (C12H18O). Đây là loại thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm trực tiếp thuốc vào tĩnh mạch của người bệnh. Do phương thức tiêm đòi hỏi tính kỹ thuật cao nên gây mê bằng thuốc mê tĩnh mạch cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Thuốc dùng chủ yếu tại bệnh viện để thực hiện các ca phẫu thuật.
Cơ chế hoạt động của thuốc mê
Thuốc mê khi được đưa vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ chế điều hòa tăng chức năng ức chế của hệ thần kinh hoặc các thụ thể GABA (chất dẫn truyền thần kinh). Khi thuốc mê phát huy tác dụng cơ thể sẽ dần rơi vào trạng thái mất ý thức, mất tri giác, bất động, hôn mê sâu.
- Trường hợp gây mê qua đường hô hấp: Thuốc gây mê sẽ được đưa vào cơ thể với liều lượng phù hợp. Thuốc sẽ dần tác dụng gây an thần đến gây mê toàn thân người bệnh. Tùy loại thuốc sử dụng và liều dùng thuốc sẽ phát huy công dụng trong thời gian khác nhau. Nếu liều lượng càng tăng thì mức độ gây mê sẽ càng cao.
- Trường hợp gây mê qua đường tĩnh mạch: Khi gây mê qua đường tĩnh mạch trong phẫu thuật thì bác sĩ sẽ sử dụng thêm một số loại thuốc bổ trợ như: thuốc an thần, thuốc giãn cơ,… Điều này giúp quá trình gây mê toàn thân diễn ra thuận lợi hơn để bác sĩ phẫu thuật. Khi gây mê bằng tĩnh mạch sẽ không có liều lượng cố định. Bác sĩ sẽ căn cứ theo tình trạng người bệnh và tình huống phẫu thuật để quyết định liều dùng.
Một số câu hỏi về thuốc gây mê
1. Tác dụng phụ của thuốc như thế nào?
Tác dụng của thuốc gây mê không phải lúc nào cũng xảy ra, nó phụ thuộc vào sự tương tác giữa thuốc và cơ thể người bệnh. Thuốc gây mê có thể để lại các tác dụng phụ sau khi sử dụng như:
- Đau đầu, choáng váng
- Đau nhức toàn thân
- Nổi mẩn ngứa, dị ứng, phát ban
- Cơ thể khó chịu, buồn nôn
- Đi tiểu tiện khó khăn
- Đau họng, miệng bị khô
- Cơ thể lạnh, run rẩy
Ngoài những tác dụng trên, trong một số trường hợp thuốc gây mê có thể gây ra tác dụng phụ mạnh hơn như: gây rối loạn khả năng nhận thức, động kinh khi phẫu thuật, hạ thân nhiệt đột ngột, sốt cao bất thường. Để sử dụng thuốc an toàn, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong phẫu thuật, luôn theo dõi tình trạng bệnh nhân để phát hiện sự cố và xử lý kịp thời (nếu có).
2. Những đối tượng không được sử dụng thuốc mê?
Để đảm bảo an toàn sức khỏe thì những đối tượng dưới đây không được sử dụng thuốc mê:
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
- Người bị chứng ngưng thở khi ngủ.
- Người bị suy gan thận.
- Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
3. Trước khi sử dụng thuốc gây mê phẫu thuật cần lưu ý gì?
- Thông báo cho bác sĩ tình trạng tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang dùng.
- Khám tổng quát cơ thể trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Không uống các chất kích thích, chất có cồn trong 24 giờ trước phẫu thuật.
- Không hút thuốc lá ít nhất 6 tuần trước khi phẫu thuật.
- Nhịn ăn trước 6 tiếng, nhịn uống trước 3 tiếng.